TheựánFDIthuhútvốnkhủnggầntỉphim pokemono Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT), tính đến ngày 20.12, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 36,6 tỉ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2022.
"Trong tổng vốn FDI đăng ký năm 2023, vốn đăng ký cấp mới và vốn góp mua cổ phần (chiếm 78,47% tổng vốn) tăng rất cao, tương ứng tăng 62,2% và 65,7% so với cùng kỳ 2022, đóng góp vào mức tăng chung ấn tượng của tổng vốn FDI đăng ký năm 2023", bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết tại buổi họp báo công bố số liệu kinh tế - xã hội quý 4 và năm 2023 diễn ra ngày 29.12, tại Hà Nội.
Bà Hương thông tin thêm, duy nhất vốn đăng ký điều chỉnh (chiếm 22,5% tổng vốn) giảm 22,1%, nhưng mức giảm này đã cải thiện rất nhiều so với mức giảm 32,1% trong 11 tháng và mức giảm 39,0% trong 10 tháng năm 2023. Đáng chú ý, số lượt dự án điều chỉnh vốn lại tăng 14% đã khẳng định niềm tin của các nhà đầu tư vào môi trường đầu tư của Việt Nam, tiếp tục đưa ra các quyết định mở rộng dự án hiện hữu.
Tổng cục Thống kê đã điểm danh 4 dự án FDI có số vốn đăng ký rất cao trong năm 2023, thu hút gần 5,2 tỉ USD.
Thứ nhất là dự án nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình (Nhật Bản) có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,99 tỉ USD với mục tiêu sản xuất điện khí từ khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).
Thứ 2 là dự án tổ hợp công nghệ tế bào quang điện JINKO SOLAR HẢI HÀ VIỆT NAM (Hồng Kông, Trung Quốc) có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 1,5 tỉ USD tại Quảng Ninh.
Thứ 3 là dự án nhà máy LITE-ON Quảng Ninh (Đài Loan, Trung Quốc) có tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 690 triệu USD, với mục tiêu sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính tại Quảng Ninh.
Thứ 4 là dự án nhà máy LG INNOTEK Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh vốn tăng thêm 1 tỉ USD.
Lạc quan dòng vốn FDI vào Việt Nam trong 2024
Tổng cục Thống kê nhìn nhận, tổng vốn FDI đăng ký năm 2023 tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2022 là mức tăng cao nhất và ấn tượng tính từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, bùng phát từ năm 2020, được kiểm soát hoàn toàn vào năm 2022 (năm 2020 giảm 25%; năm 2021 tăng 9,2%; năm 2022 giảm 11,0%).
Kết quả này có được là do môi trường đầu tư luôn được cải thiện, hấp dẫn với nhiều ưu thế vượt trội. Đồng thời, trong năm 2023, các hoạt động ngoại giao kinh tế của Đảng, Chính phủ trong được tăng cường, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nhật Bản và Mỹ, được kỳ vọng đưa đến làn sóng đầu tư mới, chất lượng vào Việt Nam.
Theo lãnh đạo Tổng cục Thống kê, việc thu hút FDI thành công, đặc biệt là nửa cuối năm góp phần làm dòng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam năm 2023 đạt 23,2 tỉ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước; về quy mô thì là năm đạt quy mô vốn FDI thực hiện cao nhất từ trước đến nay.
Việt Nam đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA), trở thành quốc gia ký kết FTA với tất cả các đối tác kinh tế lớn trên toàn cầu như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, EU, Nga...
Nổi bật trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam - EU (EVFTA), tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài mở rộng cơ hội đầu tư tại Việt Nam…
"Đây có thể sẽ là xu hướng lạc quan, tin tưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2024 và các năm tiếp theo", bà Hương nói.
Năm 2023, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới đạt gần 20,2 tỉ USD,chiếm gần 55,2% tổng vốn đăng ký, tăng 62,2% so với cùng kỳ năm 2022 (tương ứng tăng 56,6% về số dự án cấp mới).
Tổng vốn FDI đăng ký điều chỉnh đạt gần 7,9 tỉ USD, chiếm hơn 21,5 tổng vốn đăng ký, giảm 22,1% so với cùng kỳ năm 2022 (tương ứng tăng 14,0% lượt dự án điều chỉnh vốn).
Tổng giá trị vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 8,5 tỉ USD, chiếm hơn 23,3% tổng vốn đăng ký, tăng 65,7% so với cùng kỳ năm 2022 (tương ứng giảm nhẹ 3,2% lượt dự án góp vốn).